[:vi]
Hen suyễn là một bệnh rối loạn mạn tính đường hô hấp, khiến đường thở bị viêm và hẹp và viêm, dẫn đến các triệu chứng như khó thở, khò khè, ho và đau tức ngực.
Mặc dù có rất nhiều cách điều trị cho tình trạng hen suyễn, nhưng một số loại trà có thể sẽ giúp làm giảm các triệu chứng.
Dưới đây là các loại trà đã được chứng minh có thể làm giảm các triệu chứng hen suyễn.
Trà gừng
Trong một nghiên cứu trên 92 người bị hen suyễn sử dụng 450mg chiết xuất gừng hoặc giả dược hàng ngày. Đáng chú ý, 20% số người trong nhóm dùng gừng cải thiện tình trạng khò khè, 52% cải thiện tình trạng căng tức ngực.
Trà xanh
Nghiên cứu trên 1000 người chỉ ra rằng những người uống 240ml trà xanh có chức năng phổi tốt hơn đáng kể so với những người không uống. Ngoài ra, trà xanh cũng có chứa caffeine, giúp làm giãn đường thở của bạn trong khoảng 4 giờ và có thể giúp làm giảm tạm thời các triệu chứng hen suyễn.
Trà đen
Giống như trà xanh, trà đen cũng có chứa caffeine giúp làm giãn đường thở và có thể cải thiện chức năng phổi ở mức độ vừa phải. Do vậy, cũng có thể giúp cải thiện phần nào các triệu chứng hen suyễn. Trà đen còn có một số tác dụng khác như làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và giảm nguy cơ tiểu đường typ 2.
Trà bạch đàn
Trà bạch đàn làm từ lá của cây bạch đàn, chứa rất nhiều các chất chống oxy hoá và các hoá chất thực vật như eucalyptol. Eucalyptol có thể hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh hen suyễn.
Các nghiên cứu gợi ý rằng thành phần này có thể giúp giảm viêm, làm giảm sản xuất dịch nhầy và làm giãn nở các phế nang.
Trà cam thảo
Tuy nhiên, bạn cũng cần biết rằng sử dụng quá nhiều rễ cảm thảo có thể dẫn đến các phản ứng phụ nguy hiểm. Tốt nhất, bạn nên hạn chế tiêu thụ ở dưới mức 240ml/ngày và trao đổi với bác sỹ nếu bạn đang mắc phải các tình trạng bệnh lý khác
Trà thảo bản bông vàng (mullein)
Nghiên cứu trên động vật và trên người gợi ý rằng mullein có thể giúp điều trị các triệu chứng hen suyễn như ho, khò khè, và khó thở bằng cách làm giảm viêm, làm giãn cơ ở hệ hô hấp. Tuy nhiên, cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để chứng minh
Người Trưởng Thành (Viện y học ứng dụng Việt Nam)
[:]